a. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị
+ Nhận qua đường Bưu điện.
+ Nhận trực tiếp:
Hồ sơ chưa đủ, chưa đúng: Hướng dẫn cho người nộp hồ sơ làm lại.
Hồ sơ đầy đủ: Nhận hồ sơ.
- Bước 2: Văn thư trình Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp xem xét, đề xuất chuyển phòng chuyên môn.
- Bước 3: Hồ sơ chưa đủ, chưa đúng trả lại cơ quan, tổ chức đề nghị thẩm tra để bổ sung (trường hợp nhận hồ sơ qua đường Bưu điện).
- Bước 4: Hồ sơ đủ, đúng tiến hành thẩm tra hồ sơ và thẩm tra thực tế tài liệu.
- Bước 5: Dự thảo Công văn cho ý kiến về việc thẩm tra tài liệu hết giá trị.
- Bước 6: Trình Sở Nội vụ ký văn bản thẩm định Danh mục tài liệu hết giá trị.
- Bước 7: Chuyển Công văn cho ý kiến về việc thẩm tra tài liệu hết giá trị đến cơ quan, tổ chức đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị.
b. Cách thức thực hiện: Tiếp nhận qua Văn thư của Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Hậu Giang.
c. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ
- Công văn đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị;
- Danh mục tài liệu hết giá trị;
- Bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
- Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu.
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
d. Thời hạn giải quyết: Không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị thẩm tra.
đ. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh Hậu Giang.
e. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Hậu Giang.
g. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Công văn cho ý kiến về việc thẩm tra tài liệu hết giá trị.
h. Lệ phí: Không có.
i. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu 01: Danh mục tài liệu hết giá trị;
Mẫu 02: Bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
Mẫu 03: Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
Mẫu 04: Công văn về việc đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị.
k. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
Những tin mới hơn